Giới thiệu
 

I.  Giới thiệu chung
Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới được thành lập theo quyết định số 12/2002/QĐ-BNN-TCCB ngày 19/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giai đoạn này Văn phòng chuẩn bị các văn bản quy định khung pháp lý và văn bản kỹ thuật để thực hiện bảo hộ giống cây trồng. Văn phong bảo hộ chính thức hoạt động từ ngày 01/04/2004. Hiện nay Việt Nam đã tham gia Công ước 1991 của Hiệp hội Quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới và ngày 21/14/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 63 của Hiệp hội.


1.  Quá trình hình thành và phát triển
        - 19/2/2002: Văn Phòng Bảo hộ giống cây trồng mới được thành lập và đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
        - 8/4/2002: Công bố bảo hộ 5 loài cây trồng đầu tiên gồm: Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tương và Cà chua
        - 24/11/2004: Công bố bảo hộ tiếp 10 loài cây trồng gồm: Khoai tây, Hoa hồng, Hoa cúc, Dưa hấu, Dưa chuột, Cải bắp, Su hào, Chè, Nho và Bông
        - 24/1/2005: Công bố các cơ quan tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật (Khảo nghiệm DUS)
        - 29/11/2005: Luật Sở hữ trí tuệ
        - 24/12/2006: Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 63 của Hiệp hội bảo hộ giống cây trông mới Quốc Tế (UPOV)


2. Tổ Chức
Văn phòng bảo hộ giống cây trồng nằm tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 1 trụ sở chính và 6 điểm khảo nghiệm kỹ thuật (DUS)
Trụ sở chính trực thuộc Cục Trồng trọt và có 4 cơ quan khảo nghiệm DUS gồm: Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương có 3 điểm khảo nghiệm: Trạm Văn Lâm, Từ Liêm, Quảng Ngãi có nhiệm vụ khảo nghiệm các loài cây trồng sau: Lúa, Ngô, Lạc, Đậu tương, Cà chua, Hoa hồng, Hoa cúc, Su hào, Bắp cải, Dưa chuột, Dưa hấu.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè thuộc viện Khoa học Nông lâm nghiệp Miền Núi Phía Bắc khảo nghiệm cây Chè
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau và Hoa Đà Lạt khảo nghiệm cây Khoai tây
Viện nghiên cứu và Phát triển cây Bông khảo nghiệm cây Bông và Nho.


II. Chức năng nhiệm vụ
- Tiếp Nhận đơn và thẩm định đơn đăng ký bảo hộ.
- Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.
- Tư vấn và làm thủ tục trình Bộ cấp, đình chỉ, hủy bỏ hoặc thu hồi Bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
- Thu phí, lệ phí thẩm định đơn đăng kí bảo hộ giống cây trồng mới.